Cách lựa chọn CB DC cho hệ thống điện năng lượng mặt trời
Để Lựa chọn CB DC chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời chúng ta cần hiểu về quá trình xảy ra với hệ thống khi xảy ra sự cố chạm đất của giàn pin.
Hiện tại trên thị trường phổ biến hai dòng Inverter Transfomer ( có biến áp cách ly ) và Transformerless ( không có biến áp cách ly ) tuy nhiên một số loại được gọi là “tranfomerless” tuy nhiên lại được trang bị có cuộn biến áp cao tần.
Kết nối với hệ thống tiếp địa
Việc Lựa chọn CB DC phụ thuộc vào cách thức hoạt động của sự cố trong hệ thống, điều này có nghĩa là khi có sự cố chậm đất thì CB cần cách ly được sự cố ra khỏi hệ thống.
Với dòng inverter có biến áp cách ly, nếu không nối đất một cực của giàn pin thì khi sự cố chạm đất xảy ra ( dòng nhất thứ ), dòng điện sự cố sẽ không xuất hiện ( do hở mạch ). Chỉ khi cực còn lại của giàn pin chạm đất thì mới xuất hiện dòng sự cố ( dòng nhị thứ ). Do đó để đảm bảo an toàn, mọi hệ thống sử dụng inverter có biến áp cần nối đất một cực của giàn pin ( thường là cực âm để tránh suy giảm PID của tấm pin ). Trong trường hợp này, chỉ có một cực của CB hoạt động để ngắt sự cố.
Inverter transformerless có phía AC nối đất. Do đó khi sự cố chạm đất của giàn pin dòng sự cố sẽ xuất hiện và CB sẽ ngắt sự cố. Trong trường hợp một cực của tấm pin chạm vào phía AC. Lúc này một trong hai cực của CB sẽ hoạt động.
Lưu ý: tuyệt đối không được nối đất một cực của giàn pin. Trong trường hợp sử dụng inverter transformerless.
Thông số lựa chọn CB DC chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời
Cấu hình giàn pin |
Loại inverter |
Điện áp cho mỗi cưc của CB DC |
Có nối đất một cực của giàn pin. | Inverter có biến áp cách ly | 1.2 x Voc |
Không nối đất một cực của giàn pin. | Inverter transfomerless | 1.2 x Voc |
Nối đất một cực của giàn pin. | Inverter transfomerless | Không cho phép |
Dòng điện định mức cho CB In = Isc x 1.25 (A) trong đó Isc là dòng ngắn mạch lớn nhất trên đường dây đặt CB bảo vệ.
Xem thêm